Vào mùa hè, mọi người thường có xu hướng chọn những loại vải mát mẻ, thoáng khí và dễ chịu. Và vải lanh chính là sự lựa chọn hàng đầu. Vậy, điều gì đã khiến vải lanh lụa nói riêng và các loại lanh khác nói chung trở nên phổ biến vào mùa hè như vậy

Hãy cùng Bông Hoa Nhỏ tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Vải lanh lụa là gì ?

Vải Lanh hay còn gọi là Linen, là một trong những chất liệu lâu đời nhất trên thế giới. Thành phần chủ yếu để làm nên loại vải này là vỏ, xơ và sợi của cây lanh. Cây lanh được trồng ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, nhưng chất lượng tốt nhất là ở khu vực Tây Âu. Đặc tính dễ nhận thấy nhất ở vloại vải này chính là sự mềm mại, thoáng khí và rất mát mẻ.

Theo một số cuộc khảo cổ, người ta đưa ra giả thiết: Con người đã dệt được vải lanh lụa từ cây lanh dại cách đây 30.000 năm. Chưa dừng lại ở đó, những nhà khảo cổ còn cho rằng đã từng được dùng làm tiền tệ thời Ai Cập cổ đại. Nó được xem là một biểu tượng của ánh sáng và sự tinh khiết; những xác ướp Ai Cập cũng được quấn trong vải lanh để phô trương sự giàu có.

Hiện nay, vải lanh trơn thường được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp thời trang (ước tính 70% vải lanh trơn được sử dụng trong lĩnh vực này). Những sản phẩm may mặc có thể kể đến như đồ mặc mùa hè, váy, đầm, áo sơ mi, khăn choàng cổ,… Đa số sản phẩm thường dành cho phụ nữ. Ngoài ra, chúng còn được dùng làm khăn trải bàn, tấm phủ nền, bọc ghế sofa,…

Đặc biệt, đây cũng là nguyên liệu truyền thống trong nghệ thuật tranh sơn dầu tại Mỹ. Và cũng ở đất nước tân tiến này, 25% sợi lanh còn được kết hợp với 75% sợi bông để sản xuất ra tiền giấy đấy!

Vải lanh lụa là gì

Vải lanh lụa là gì

Quy trình sản xuất vải lanh lụa /linen

Để biến cây lanh thành những tấm vải mềm mại, thoáng mát, người ta phải thực hiện những quá trình sau:

Bước 1: Thu hoạch cây lanh:

Khi cây lanh có thân màu vàng, hạt nâu thì ta có thể thu hoạch. Công đoạn này có thể được thực hiện bằng tay theo hình thức nhổ, cắt sát đất hoặc bằng máy.

Bước 2: Giầm cây lanh:

Cây lanh thu hoạch được có thể giầm ngay tại ruộng hoặc trong bể hoặc bồn chứa để các vi khuẩn phân hủy chất Pectin – vốn là chất gắn kết các sợi lanh với nhau. Ta cũng có thể giầm cây lanh bằng hóa chất, song lại gây tổn hại đến môi trường.

Bước 3: Tách và xử lý sợi lanh:

Cây lanh tiếp tục được tách phần cuống xơ bên ngoài ra khỏi phần gỗ mềm bên trong bằng cách nghiền nát bằng con lăn kim loại. Sau đó, các sợi lanh sẽ được trải ra, những sợi ngắn sẽ được tách riêng và giữ nguyên các sợi mềm và dài.

Bước 4: Se sợi lanh:

Sợi lanh được cuộn lên suốt chỉ. Công đoạn này thường được thực hiện trong điều kiện ẩm ướt, sợi sẽ được đưa qua nước nóng để đảm bảo sự kết dính.

Bước 5: Sấy sợi lanh – Dệt thành vải:

Sau đó, người ta sẽ làm khô sợi thành phẩm và cuộn vào các ống chỉ. Các sợi lanh được đem dệt thành vải rồi tẩy trắng, nhuộm màu và phủ bóng.

Bước 6: Kiểm tra chất lượng:

Công đoạn này cũng khá quan trọng, nhằm đảm bảo chất lượng đồng bộ trên từng sản phẩm, phát hiện và tìm ra nguyên nhân lỗi kỹ thuật. Khi chắc chắn thành phẩm đã đạt chuẩn vải sẽ được chuyển sang khâu thiết kế và đem đi tiêu thụ.

Đồ ngủ làm từ vải lanh

Ưu – nhược điểm của vải lanh lụa

Ưu điểm vải lanh

Mềm mại & Thoáng mát: Đây chính là những ấn tượng đầu tiên mà bạn sẽ cảm nhận được. Vì thành phần không có xơ vải nên chất vải sẽ trở nên mềm hơn sau mỗi lần giặt. Bên cạnh đó, chất liệu cũng không quá bó, người mặc sẽ không có cảm giác đau rát, khó chịu tại nơi tiếp xúc.

Thấm hút tốt: Vải có khả năng hấp thụ và thoát ẩm nhanh chóng. Độ ẩm có thể đạt đến 20% mà vải vẫn không gây cảm giác ẩm ướt. Trong những ngày nồm ẩm, vải cũng rất nhanh khô và hạn chế được những mùi hôi khó ngửi.

Độ bền cao: Tuy mềm mại là vậy, song vải lanh lại rất bền, hoàn toàn không xảy ra hiện tượng xơ vải, chảy xệ. Ngoài ra, loại vải này cũng có thể chịu được nhiệt độ cao và độ co rút nằm ở mức vừa phải. Đặc biệt vải lanh lụa khi sử dụng sẽ không bị nhăn như những loại vải khác.

Thân thiện với môi trường: Do có nguồn gốc tự nhiên nên vải có thể tự phân hủy khi không sử dụng. Song, quá trình sản xuất vải lanh cũng khá quan ngại khi nhiều nơi sử dụng hóa chất trong công đoạn giầm sợi lanh.

Kháng khuẩn và chống bụi tốt: Vải có thể hạn chế được vi khuẩn và nấm phát triển, chống được bọ và côn trùng xâm nhập. Chính vì vậy, chất liệu này khá dễ bảo quản. Ngoài ra loại vải này còn được sử dụng để làm khẩu trang vải chống dịch bện

Độ bóng cao: Vải lanh có độ bóng tự nhiên, có thể thay đổi theo từng góc nhìn. Ngoài ra, cũng nhờ độ bóng này nên vải có thể hạn chế được hiện tượng bám bụi trên mặt vải. Đồng thời, cũng giúp quá trình vệ sinh được dễ dàng hơn.

Vải lanh lụa có độ bóng cao

Nhược điểm vải lanh

Độ đàn hồi kém: Điều này dẫn đến tình trạng hình thành những vết nhăn trên vải, có thể dẫn đến xu hướng đứt chỉ lanh.

Hay xuất hiện những “slubs”nhỏ: Hiểu đơn giản các “slubs” ở đây chính là những điểm gút nhỏ xảy ra một cách ngẫu nhiên theo chiều dọc của vải. Nó từng bị xem là một điểm trừ biểu hiện chất lượng thấp của sản phẩm. Song, qua thời gian, các nhà sản xuất đã lợi dụng khiếm khuyết đó để tạo nên những điểm nhấn cho sản phẩm trang trí nội thất.

áo chống nắng vải lanh lụa

Một số lưu ý về vải lanh

Giá vải lanh lụa bao nhiêu tiền một met

Với những tính năng ưu việt trên, vải lại có mức giá khá bình dân, phù hợp với điều kiện của nhiều hộ gia đình. Giá của loại vải này thông thường nằm ở mức 70.000 VNĐ/1kg. Đặc biệt, khi mua với số lượng lớn, con số phải bỏ ra sẽ còn thấp hơn mức 70.000 VNĐ.

Cách nhận biết vải lanh lụa, lanh đũi, lanh trơn

Khi sờ tay lên mặt vải, bạn sẽ cảm thấy độ mịn màng, không xơ vải nếu đó là vải lanh chất lượng.

Màu sắc nguyên bản của vải lanh, là màu trắng ngà, nâu vàng hoặc màu xám.

Khi bị đốt, vải sẽ cháy rất chậm, không đượm, có mùi giống mùi giấy cháy, tro sau khi đốt mềm như tro của sợi bông.

Giá bán vải lanh

Giá bán vải lanh

Cách bảo quản vải linen

  • Nhiệt độ là, ủi khuyên dùng là 240 độ C.
  • Không nên dùng chất tẩy rửa mạnh trong quá trình vệ sinh, giặt giũ.
  • Giũ cho phẳng trước khi phơi, không cần vắt vải, nên phơi bằng móc.
  • Phơi vải ở nơi thoáng mát, hạn chế phơi vải trực tiếp dưới ánh nắng nóng mặt trời.
  • Nên sử dụng vải thường xuyên để tránh vải bị bục, ẩm ướt, nhanh hỏng do cất giữ quá lâu.

Áo vải lanh lụa

Trên đây là những thông tin cụ thể nhất về vải lanh. Hy vọng rằng, qua những chia sẻ của mình, các bạn sẽ có những cái nhìn toàn diện nhất về loại vải “thần thánh” này!