Vải spandex – Xa lạ nhưng quen thuộc. Trong ngành công nghiệp may hiện nay, để kể tên hết tất các loại vải và ứng dụng của nó thì nhiều vô kể. Có thể điểm tên một số loại vải như vải cotton, vải kate, vải thun, vải cát hàn… Với ứng dụng được sản xuất để may áo quần, váy đầm, đồng phục… Nhưng là thiếu sót lớn nếu bạn không kể đến loại vải spandex. Đây là loại vải được sử dụng phổ biến hiện nay. Để tìm hiểu vì sao loại vải spandex này được yêu chuộng và sử dụng rộng rãi thì chúng ta tìm hiểu kĩ qua những đặc điểm sau nhé.

 

Định nghĩa vải spandex

Vải spandex có thể nhiều người còn hoang mang và bỡ ngỡ vì chưa biết gì về loại vải này nhưng thực chất vải spandex là một sợi tổng hợp có độ co dãn tốt, độ đàn hồi cao, có tính năng như cao su. Trên thực tế được chứng minh là sợi spandex có thể kéo dài tới 500% so với chiều dài ban đầu. Tại Bắc Mỹ, người ta gọi loại vải này là Spandex. Ở Châu Âu, tên gọi của loại vải này là các biến thể của từ Elastan hoặc gọi là Lycra.

vải spandex

Xem thêm: Vải Modal là gì? Tìm hiểu tất tần tật về loại vải Modal

Nguồn gốc ra đời của vải spandex

Từ nhu cầu tăng cao

Sự ra đời của sợi spandex đã bắt đầu nhen nhóm từ Chiến tranh Thế giới thứ II. Lúc này các nhà khoa học đã tìm ra những giải pháp để thay thế cho chất liệu cao su ngày càng khan hiếm trên thế giới.

Những năm đầu, các nhà nghiên cứu, tìm hiểu và phát triển ra một loại sợi. Đó là sợi có tính chất đàn hồi, co giãn. Với tình hình nhu cầu sử dụng cao su thay đổi, giá cả lên xuống thất thường không cung cấp đủ cao su cần thiết. Nhu cầu sử dụng cao su trong thời chiến rất lớn. Hầu hết các thiết bị đều đòi hỏi đến sự xuất hiện của chất liệu này. Nên năm 1940, loại sợi polymer được đưa vào sử dụng thay thế cao su.

Cùng thời điểm này, các nhà khoa học tại Du Pont đã sản xuất ra các polymer nylon đầu tiên. Trong quá trình sử dụng, dạng sợi này cứng, không đáp ứng được yêu cầu trong ngành công nghiệp may mặc nên các nhà nghiên cứu phải tìm hiểu một loại sợi khác để thay thế.

Sợi spandex dần ra đời và hoàn thiện

Cho đến khi các nhà khoa học phát hiện được là các polyurethan khác có thể tạo thành những sợi chỉ mịn. Họ khám phá được rằng vật liệu này có ích cho việc sản xuất ra những sợi nylon có độ kéo giãn cao và nhẹ.

Loại sợi spandex cũng ra đời từ đó và những năm sau tiếp tục được phát triển. Các sợi spandex đầu tiên được sản xuất số lượng thử nghiệm bởi một trong những người tiên phong trong ngành hóa học polymer – Farbenfabriken Bayer. Ông đã nhận được bằng sáng chế của Đức vào năm 1952 cho phát minh của mình.

Kế đến các nhà khoa học tại Du Pont và Công ty Cao su Hoa Kỳ đã phát triển độc lập loại sợi này. Du Pont dùng tên thương hiệu Lycra và bắt đầu sản xuất quy mô lớn vào năm 1962. Họ đang dẫn đầu thế giới về sản xuất sợi spandex.

Lycra DuPont

Chất liệu này từ đó đã có thương hiệu, có chỗ đứng riêng của mình trong ngành vải và được sử dụng phổ biến rộng rãi khắp mọi nơi trên thế giới.

Quy mô sản xuất

Để có một sợi vải spandex đạt tiêu chuẩn thì phải trải qua rất nhiều bước và giai đoạn khác nhau:

Đầu tiên là quả các phản ứng hóa học để tạo ra prepolymer. Kéo sợi khô là phương pháp tạo ra 94,5% các sợi spandex trên thế giới hiện nay.

Sau đó từ các prepolymer này đưa đi phản ứng với các chất khác để tạo ra dung dịch kéo sợi. Đây còn được gọi là phản ứng mở rộng chuỗi. Có thêm một chất dung môi giúp cho dung dịch loãng hơn và dễ xử lý hơn. Sau đó nó được bơm vào tế bào sản xuất xơ.

Dung dịch được đem đi quay sợi bằng máy quay sợi hình trụ. Khi các sợi này đi qua máy sẽ được gia nhiệt bằng khí nitơ và dung môi hóa học để polymer lỏng phản ứng hóa học hình thành nên các sợi rắn

Sau khi quay xong mỗi sợi nhỏ sẽ được kết hợp lại tạo thành một sợi spandex lớn. Các sợi được đem đi xử lý rồi chuyển qua con lăn lên ống chỉ và dệt thành vải. Công đoạn cuối cùng là kiểm tra chất lượng, đạt chuẩn thì đưa vào sản xuất và sử dụng.

Đặc điểm của vải spandex

Với loại vải spandex thì có nhiều đặc điểm ưu việt hơn các loại vải khác như:

Độ co giãn, được ví như cao su nên có độ co giãn tốt.

Độ bền cao, khả năng chịu mài mòn tốt. Chúng có thể chịu ảnh hưởng tốt từ nhiệt độ hay sức ép

Chất liệu vải trơn, nhẹ nhàng và có độ mịn nhất định. Vải không xơ hoặc xù lông và rất dễ nhuộm màu.

Có khả năng hút ẩm và chống nước cao.

Khả năng chống nước

Chất liệu này không tích điện

Tuy vậy, nhưng vải spandex vẫn có một số nhược điểm như độ thoáng khí kém. Khi giặt không nên sử dụng thuốc tẩy hay các chất kích thích làm ảnh hưởng đến tính chất vải.

Phân loại

Vải spandex pha cotton: Vải có tính chất đặc trưng riêng là vải mềm mịn, co giãn tốt và thoáng khí, thấm hút nhanh. Tiện lợi khi sử dụng, ít bám bụi bẩn. Chúng thường được dùng để may áo phông hoặc áo sơ mi co giãn.

spandex pha cotton

Vải poly spandex: Hay còn gọi là vải thun lạnh, nhẹ nhàng, mền mịn và mát, thoải mái khi mặc. Vải có màu sắc đa dạng, dễ lựa chọn. Ưu điểm của nó là co giãn tốt, độ bóng nhẹ làm tăng tính thẩm mỹ. Ngoài ra, loại vải này cũng dễ bảo quản và sử dụng

Poly spandex

Vải len spandex: Có độ co giãn cao, vải không bị co rút khi dùng. Loại vải này để sản xuất quần áo mặc vào mùa thu đông ấm áp.

vải len spandex

Ứng dụng

Vải spandex được dùng để sản xuất các trang phục thể thao, đồ bơi, đồ thể thao vận động vì tính năng co giãn của vải.

quần áo làm bằng vải spandex

Bên cạnh đó, vải spandex còn được sử dụng để sản xuất ra các phụ kiện thể thao như găng tay, dây đai áo ngực, quần tất,… hay được sử dụng làm đồ dùng trong cuộc sống hằng ngày như vỏ bọc ghế, bọc xe … vì tính năng đàn hồi tốt của vải.

găng tay spandex

Cách bảo quản vải

Để có thể sử dụng các sản phẩm từ vải spandex một cách bền và lâu nhất thì ta cần lưu ý những điểm sau:

Hạn chế giặt vải bằng máy giặt. Nên giặt các sản phẩm bằng tay và dùng nước ấm hoặc các chất tẩy rửa nhẹ nhàng.

Không nên dùng tay vắt mạnh cho ráo nước. Sau khi giặt xong nên phơi dưới trời thoáng mát.

Không sử dụng chất tẩy, chất kích thích làm hư hỏng vải, nên giặt bằng chất tẩy nhẹ.

Không phơi vải dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Khi phơi vải thì nên phơi mặt trong của vải ra ngoài để tránh mất màu.

Khi là ủi vải thì nên điều chỉnh nhiệt độ thích hợp nhất và ủi nhanh chóng. Lưu ý khi là ủi đồ nên là mặt trái của vải.

Không nên sấy áo quần bằng máy sấy vì vải không chịu được nhiệt độ cao.

Không nên đem giặt ở ngoài tiệm. Nếu có thì nên nhớ lưu ý họ giặt nhẹ nhàng.

Một vài lưu ý khi mua áo quần bằng vải spandex

-Vải có màu sắc đa dạng, bắt mắt nên có thể tự do lựa chọn màu sắc tùy ý với mình.

-Về kích thước, vải spandex có tính năng đàn hồi, co giãn tốt nên khi mua áo quần bạn nên lưu ý về vấn đề size gì. Vì với vải spandex thì sẽ có kích thước size khác các loại vải khác.

áo thun spandex

-Khi chọn trang phục thể thao thì nên chọn vải kết hợp giữa vải spandex với cotton. Vì nó có tính chất co giãn tốt, thoáng khí, tiện lợi khi giặt, hút ẩm nhanh và thoải mái, dễ dàng vận động.

Đó là tất cả những gì cơ bản về vải spandex mà bạn nên biết. Nắm những thông tin này, bạn có thể tự tay trong việc lựa chọn trang phục và chất vải một cách ưng ý nhất.